Muối đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trong lòng mạch máu, có chức năng duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế tế bào và dẫn truyền xung động thần kinh. Khi được cung cấp lượng muối phù hợp, cơ thể có thể đảm bảo thăng bằng kiềm toan, ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nhu cầu muối và thói quen ăn muối

Nhu cầu muối của con người theo từng lứa tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới như sau:

  • Lượng muối dung nạp vào cơ thể với người trưởng thành khoảng 5g muối/ngày.
  • Lượng muối cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ tối đa dưới 1g muối/ngày. Tuy nhiên, không cần bổ sung muối vào thức ăn hàng ngày của trẻ vì trong các thực phẩm tự nhiên mà bé ăn dặm như thịt, trứng, sữa… đều đã có thành phần natri phù hợp với khuyến cáo
  • Lượng muối cho trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi tiêu thụ tối đa 3g muối/ngày. Trẻ từ 7 tuổi trở lên có thể dùng tối đa 5g muối.

Với người bệnh mắc các bệnh như tim mạch, thận, tăng huyết áp…, lượng muối có thể điều chỉnh giảm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hậu quả khi cơ thể thiếu muối?

  • Thiếu chất điện giải
  • Tụt huyết áp
  • Phù não
  • Phù toàn thân
  • Suy giảm chức năng hệ cơ

Ngoài ra, nếu cơ thể bị dư muối cũng gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe. Thói quen ăn mặn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát dẫn đến uống nước nhiều, tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác và gây quá tải cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này.

Do đó, hiện nay trên thị trường cho ra đời loại muối nhạt với lượng natri thấp hơn, giúp con người cân bằng được lượng muối đưa vào cơ thể. Từ đó, cải thiện được sức khỏe và tránh các bệnh về sau.

Bài viết được đề xuất