Quyết định số 1325/QĐ-TTg về Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021 – 2030 đã được ban hành vào ngày 31/8/2020

Mục tiêu chung là nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm về muối theo hướng phát triển hiệu quả, bền vững, tận dụng tối ưu  lợi thế của từng địa phương. Chính phủ mong muốn có thể từ đó đáp ứng nhu cầu muối trong và ngoài nước, và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người dân làm muối

Mục tiêu đến năm 2025:
– Tổng diện tích sản xuất muối duy trì 14.500 ha, sản lượng đạt 1.500.000 tấn/năm
– Tăng diện tích sản xuất muối kết tinh trên nền trải bạt lên 5.000 ha, sản lượng đạt 650.000 tấn (chiếm 43%),  muối chế biến đạt 500.000 tấn;
– Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng; Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến muối, tăng năng suất tối thiểu 20%

Mục tiêu đến năm 2030

– Tổng diện tích muối là 14.244 ha, sản lượng đạt 2 triệu tấn/năm
– Đầu tư phát triển sản xuất muối quy mô công nghiệp, hình thành vùng trọng điểm sản xuất muối quy mô công nghiệp tại các tỉnh Nam Trung Bộ

Nhiệm vụ của đề án là:
– Đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm muối;
– Khuyến khích, khôi phục và bảo tồn phát triển làng nghề sản xuất muối truyền thống;
– Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu ngành công nghiệp hóa chất, chế biến muối tinh cao cấp tại các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Đối với sản xuất muối theo công nghệ thủ công:
– Xây dựng mô hình liên kết sản xuất muối theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, diêm dân
– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kết tinh muối bằng hiệu ứng nhà kính nhằm giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu
– Nghiên cứu, hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình sản xuất muối kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng tại các làng nghề muối để quảng bá và tiêu thụ muối.

Mục tiêu chung là nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm về muối theo hướng phát triển hiệu quả, bền vững, tận dụng tối ưu  lợi thế của từng địa phương. Chính phủ mong muốn có thể từ đó đáp ứng nhu cầu muối trong và ngoài nước, và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người dân làm muối

Mục tiêu đến năm 2025:
– Tổng diện tích sản xuất muối duy trì 14.500 ha, sản lượng đạt 1.500.000 tấn/năm
– Tăng diện tích sản xuất muối kết tinh trên nền trải bạt lên 5.000 ha, sản lượng đạt 650.000 tấn (chiếm 43%),  muối chế biến đạt 500.000 tấn;
– Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng; Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến muối, tăng năng suất tối thiểu 20%

Mục tiêu đến năm 2030

– Tổng diện tích muối là 14.244 ha, sản lượng đạt 2 triệu tấn/năm
– Đầu tư phát triển sản xuất muối quy mô công nghiệp, hình thành vùng trọng điểm sản xuất muối quy mô công nghiệp tại các tỉnh Nam Trung Bộ

Nhiệm vụ của đề án là:
– Đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm muối;
– Khuyến khích, khôi phục và bảo tồn phát triển làng nghề sản xuất muối truyền thống;
– Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu ngành công nghiệp hóa chất, chế biến muối tinh cao cấp tại các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Đối với sản xuất muối theo công nghệ thủ công:
– Xây dựng mô hình liên kết sản xuất muối theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, diêm dân
– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kết tinh muối bằng hiệu ứng nhà kính nhằm giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu
– Nghiên cứu, hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình sản xuất muối kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng tại các làng nghề muối để quảng bá và tiêu thụ muối.

(Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình)

Bài viết được đề xuất