Trong thời gian thực hiện chỉ thị 16, việc đăng kí luồng xanh cho xe vận tải sẽ tạo thuận lợi cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa.Các đơn vị vận tải cần thực hiện đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện. Vậy làm cách nào để đăng kí luồng xanh cho xe vận tải?
Phương tiện nào được cấp thẻ luồng xanh?
Muốn tìm hiểu về cách đăng kí luồng xanh cho xe, cần phân loại được các phương tiện được cấp thẻ nhận diện để có thử lưu thông trên luồng xanh. Tại Công văn 3224/SGTVT-QLVT về việc hướng dẫn tạo thuận lợi (tạo luồng xanh) cho phương tiện vận chuyển hàng hóa trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, thì những phương tiện dưới đây được cấp thẻ nhận diện:
– Xe ô tô vận chuyển hàng hóa thiết yếu (lương thực, thực phẩm như: Gạo, mì gói, bún khô; thịt gia súc; thịt gia cầm; trứng gia cầm; rau củ quả; thủy hải sản,…) ;
– Xe ô tô vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh,
– Xe chở chuyên gia, công nhân phục vụ hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp,… có hành trình đi, đến hoặc đi qua các các địa phương thực hiện phong tỏa, giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Cạnh đó, các hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn cần được ưu tiên vận chuyển nhanh đến tay người sử dụng như: Nông sản, thực phẩm tươi sống, hàng đông lạnh…
Do đó, các đơn vị vận tải khi vận chuyển các hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn cần đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện, ưu tiên hoạt động đồng thời bổ sung nhãn “hàng nhanh hỏng”.

Đăng kí luồng xanh cho xe như nào?
Tại Công văn 3224/SGTVT-QLVT, cách đăng ký luồng xanh cho xe bao gồm các bước sau:
Bước 1: Đơn vị vận tải tiến hành truy cập vào địa chỉ trang website luongxanh. drvn. gov.vn/; nộp hồ sơ trực tuyến hướng dẫn gửi kèm.

Sau khi điền email và số điện thoại, bấm “Nhận mã xác thực” Bluezone sẽ gửi về mã OTP về điện thoại. Như vậy, đã có thể điền các thông tin vào bảng đăng ký.



Sau khi điền đầy đủ thông tin chính xác, nhấn “Gửi đề nghị”
Lưu ý: Các nội dung đăng ký phải đảm bảo thông tin chính xác, đơn vị vận tải phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những nội dung đã kê khai.
Bước 2: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và phê duyệt hồ sơ (đủ điều kiện theo quy định)
Bước 3: Sau khi được Sở phê duyệt, kết quả sẽ được trả về Email của đơn vị vận tải.
Đơn vị tiến hành truy cập Email để nhận kết quả, tự in kết quả (phiếu nhận dạng phương tiện kèm theo mã QR Code) và dán lên phương tiện.
Kết quả được in làm 03 tờ trên giấy màu vàng, trong đó:
– 01 tờ khổ A5 dán lên kính chắn gió phía trước của phương tiện;
– 02 tờ khổ A4 dán lên 02 bên cánh cửa thành xe.
Đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn, hàng mau hỏng đề nghị đơn vị vận tải in bổ sung thêm nhãn “Hàng mau hỏng” trên giấy màu vàng, đóng dấu treo của đơn vị và dán lên kính chắn gió phía trước cùng thẻ nhận diện phương tiện.
Mã QRCode trên thẻ nhận dạng phương tiện không còn hiệu lực khi nào?
Mã QRCode không còn hiệu lực trong các trường hợp:
+ Hết thời hạn ghi trên thẻ nhận diện phương tiện,
+ Phương tiện hoạt động không đúng hành trình đã đăng ký,
+ Đơn vị vận tải khai báo thông tin phương tiện không trung thực.
Lưu ý các đơn vị vận tải khi đăng kí thẻ nhận diện phương tiện
Các đơn vị vận tải đăng ký thẻ nhận diện phương tiện cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo đúng quy định của Bộ Y Tế.
Bên cạnh đó, các đơn vị vận tải, lái xe cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thông tin đã đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên “Luồng xanh” và các thông tin cung cấp cho chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, các đơn vị cần giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt hoạt động của các phương tiện vận tải, lái xe đảm bảo thực hiện đúng lộ trình trên “luồng xanh” vận tải đã được phê duyệt.
Nguồn: vanbanluat